Table of Contents
I. Chiến dịch marketing nhân kỷ niệm 40 năm thành lập của Vinamilk
Bối cảnh diễn ra chiến dịch
Vinamilk là một cái tên lâu đời của thị trường Việt, thông điệp “Vươn cao Việt Nam” đã được triển khai từ năm 2008.
Tuy nhiên, chiến dịch kỷ niệm nhân dịp 40 năm thành lập của Vinamilk lại có một tầng ý nghĩa đặc biệt hơn. Chiến dịch truyền thông lần này mang thông điệp thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm vóc dân tộc, sự phát triển của công ty gắn liền với sự phát triển của đất nước.Mục tiêu của chiến dịch marketing
Mục tiêu của chiến dịch marketing nhằm branding, truyền thông rộng rãi về kỷ niệm 40 năm thành lập của tập đoàn Vinamilk.Chiến lược marketing của Vinamilk
Chiến dịch marketing được khai thác với nhiều góc độ và hoạt động khác nhau. Bao gồm: 1. Triển khai chương trình “Quỹ sữa Việt Nam” tặng sữa cho 40.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại 40 tình thành. 2. TVC “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam”. 3. Các bài viết PR trên các phương tiện truyền thông: – Những quyết định mang tính lịch sử của CEO Vinamilk – bà Mai Kiều Liên. – Những sản phẩm lâu đời và đạt được thành công của Vinamilk trên trường quốc tế. – Những thành công đạt được trên thị trường chứng khoán và kinh doanh. – Theo dòng sự kiện “Quỹ sửa Việt nam tặng sữa cho 400.000 trẻ em”, “Vinamilk nhận huân chương độc lập”, “Lễ kỷ niệm 40 năm Vinamilk “Giấc mơ sữa Việt”. – TVC “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam”. Vinamilk kỳ vọng chiến dịch sẽ thúc đẩy được sự quan tâm và chú ý của người tiêu dùng dành cho sản phẩm của họ. Đồng thời tạo dựng niềm tin, thiện cảm của khách hàng với thương hiệu.Thực hiện chiến dịch marketing Vinamilk
Viral video Điểm nhấn được chú ý nhất của Vinamilk trong chiến dịch PR này chính là TVC “Vươn cao Việt Nam” ra mắt vào ngày 31/7. Phải nói rằng Vinamilk đã rất khéo léo trong việc xử lý cả phần nghe và phần nhìn của toàn bộ TVC này. Phần ca từ của ca khúc không đề cập nhiều tới sản phẩm và thương hiệu. Thay vào đó, nó tập trung khai thác rất xuất sắc thông điệp “Vươn cao Việt Nam”. Lời bài hát trong MV có thể nói là điểm sáng trong toàn bộ chiến dịch vì nó đã tạo sự đồng cảm rất lớn từ cộng đồng. Khai thác một cách trọn vẹn hình ảnh đất nước, con người và ước mơ được vươn cao, vươn xa của người Việt. MV với những cảnh quay được thực hiện từ những địa điểm vừa thân thuộc, vừa ẩn chứa nhiều dấu ấn của lịch sử dân tộc. Làm dấy lên lòng yêu nước dồi dào và sự tự tôn dân tộc.II. Chiến dịch Marketing “Dirt is good” của OMO
Bối cảnh diễn ra chiến dịch
Ở mỗi quốc gia, OMO có những tên gọi khác nhau như Breeze, Rinzo hay Surf. Nhưng đều được định vị chung dưới 1 triết lý duy nhất là “Dirt is good – Bẩn là tốt”. Insight này được hệ thống từ những năm 90 tại thị trường Mỹ với cách nghĩ rằng “Chất bẩn = Trải nghiệm = Học hỏi được điều hay” và đã giúp thương hiệu chiếm thị phần một cách đáng kinh ngạc. Thế nhưng, Unilever gặp khó khăn trong việc tiếp cận vào thị trường các nước đang phát triển và thị trường mới nổi. Tại những quốc gia này, chất bẩn không phải là điều tốt. Từ lâu, nó đi đôi với sự nghèo đói, mất vệ sinh, bệnh tật,… Đồng thời, từ trước đó tại Việt Nam, truyền thông của các thương hiệu “chất tẩy rửa” khác đều nhấn mạnh thông điệp nói không với chất bẩn. Cụ thể: “Đã trắng nay còn trắng hơn; Giặt sáng hơn,…” Đây là một chiến dịch marketing đầy thách thức lớn đối với OMO khi phải bám vào thông điệp của mình, và thay đổi cách nhìn của nhóm khách hàng mục tiêu là các bà mẹ. Độ khó còn tăng cao hơn khi các tổ chức như Unicef hay WHO lúc này luôn tuyên truyền mọi người nên giữ gìn vệ sinh, hay Lifebuoy luôn hô hào rằng “Nên rửa tay sạch sẽ”.Mục tiêu chiến dịch marketing của Omo
OMO đặt ra mục tiêu cho chiến dịch truyền thông lần này như sau: – Tăng gấp đôi lợi nhuận trong vòng 5 năm. – Đưa OMO trở thành thương hiệu có thị phần đứng đầu hoặc thứ 2 ở tất cả các thị trường tại Châu Á về cả giá trị và sản lượng. – Khiến triết lý “Dirt is good” được các bà mẹ đón nhận với kết quả đo lường là 2/10 người đồng ý. – Tăng trưởng sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu lên ít nhất là 10-15% trong 5 năm. – Xây dựng định vị “giặt sạch” với sự tăng điểm ổn định.Chiến lược marketing của Omo
Làm cách nào để thay đổi cách nhìn của các bà mẹ Châu Á, biến sự lấm bẩn trở thành điều tốt? Để thực hiện điều này, phải có một lý do khiến cho việc vấy bẩn trở nên có ý nghĩa và được chấp nhận. Và để việc vấy bẩn trở được “hợp lý hóa”, OMO khôn khéo gắn liền việc lấm bẩn với những giá trị truyền thống của người Châu Á. Đó là việc gắn kết, quan tâm, tình yêu thương, san sẻ, những giá trị cho đi trong văn hóa Á Đông. Điều khiến những khách hàng mục tiêu bị thuyết phục nhiều hơn, đó là OMO đã nắm bắt được insight của các bà mẹ Châu Á là “Chúng tôi mong muốn con mình được vui chơi và trải nghiệm nhưng e ngại việc trẻ bị lấm bẩn”. Nắm bắt được điều này, OMO đã giải được bài toán khó bằng thông điệp “Đừng ngại vết bẩn mà ngăn cản sự trải nghiệm của trẻ. Chỉ khi được tự do tim hiểu thế giới, trẻ mới có cơ hội học hỏi những bài học quý giá và hiểu hơn về những giá trị của cuộc sống”. Điểm nhấn của thương hiệu được khắc họa mạnh mẽ khi khẳng định rằng “Trẻ học điều hay thì ngại gì lấm bẩn”. Với góc nhìn này, OMO truyền đi thông điệp rằng mình không chỉ đồng hành mà còn hỗ trợ cùng những người mẹ trong hành trình không ngại lấm bẩn để học hỏi thế giới xung quanh của con trẻ. Cùng việc triển khai nhiều chiến dịch truyền thông tổng lực, OMO thành công trong việc “chạm” vào insight của các bà mẹ và thành công truyền tải thông điệp của thương hiệu mình.Thực hiện chiến dịch marketing
Phải nói rằng OMO là một trong những nhãn hàng có hoạt đông truyền thông vô cùng tốt và được đẩy mạnh đều trên tất cả các nền tảng. Ví dụ như: TVC: được thực hiện và thay đổi hằng năm nhưng vẫn dựa trên Ý tưởng lớn “Dirt is good”. Những Print-ad và Out of home được thực hiện qua các năm về chủ đề “Bẩn là tốt”. Activation: thực hiện chương trình “Xuân sum họp – Tết tròn yêu thương” thường niên vào mỗi dịp Tết nguyên đán trong hơn 10 năm qua. Chương trình này đã giúp hành trình về quê đón Tết của hàng triệu người Việt Nam trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Tạo được thiên cảm với đối với khách hàng.III. Chiến dịch truyền thông “Nhà là nơi ta ghiền suốt đời” của Vinasoy
Bối cảnh diễn ra chiến dịch
Vinasoy là thương hiệu nhận được nhiều sự đón nhận và luôn giữ vừng vị trí đầu ngành với hơn 84% thị phần. Tuy nhiên, theo thống kê, còn hơn 50% hộ gia đình ở nông thôn và hơn 65% hộ gia đình ở thành thị còn chưa tiếp cận được với những sản phẩm sữa đậu nành. Thêm vào đó, dịch Covid xuất hiện và tạo ra những biến đồng cùng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của tất cả mọi người. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe cùng giá trị của tình cảm gia đình. Dù bao biến cố ập đến, “Nhà” vẫn là nơi an toàn chào đón ta quay về, “Nhà” là giá trị tốt đẹp nhất tồn tại trong mỗi chúng ta. Đó cũng là giá trị Fami mong muốn đặt vào từng sản phẩm, mang đến nguồn dinh dưỡng lành mạnh và gắn kết mọi gia đình Việt.Mục tiêu chiến dịch marketing của Vinasoy
Mục tiêu của chiến dịch marketing lần này gồm: – Thúc đẩy tăng trưởng các dòng sản phẩm Fami. – Tăng tình cảm với thương hiệu (Brand love) với đối tượng khách hàng tiềm năng. – Tiếp cận và tạo thiện cảm với đối tượng người dùng từ 15-25 tuổi. Đây sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng trong tương lai, quyết định chính trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm cho bản thân và gia đình sau này.Chiến dịch marketing Vinasoy
“Nhà” dù nhỏ, dù lớn, dù thế nào đi nữa cũng đều là nơi tràn ngập tình yêu thương đối với mỗi người. Tình cảm gia đình được nuôi dưỡng, bồi đắp theo cùng năm tháng bằng những sự quan tâm, sẻ chia với nhau ngày qua ngày. Gia đình là nơi chấp nhận bạn dù hiểu rõ những khuyết điểm của bạn, và mỗi thành viên đều yêu thương, thấu hiểu nhau. Là nơi thân thuộc, nhưng lại không đơn giản cho Fami khi triển khai chiến dịch truyền thông lần này khi mỗi người có cho mình một định nghĩa khác nhau về nơi gọi là “Nhà”. Việc yêu nhà, nghiện nhà không có bất kỳ một chuẩn mực nào nhưng lại cùng xuất phát từ những điều bình dị hằng ngày. Không một thước đo nào có thể tính toán được mức độ yêu nhà của bạn đến đâu, vì có thể nói Nhà – Gia đình là một phần không thể tách rời của mỗi chúng ta. Đây là nguồn cảm hứng cho chiến dịch truyền thông: Nhà là nơi ta ghiền suốt đời.Thực hiện chiến dịch
Thực hiện truyền thông tích hợp kể các câu chuyện thương hiệu. Tận dụng tối đa thành công của chuỗi chiến dịch “Nhà là nơi…” qua từng năm. Viral video MV “Ô Family” được biến tấu từ ca khúc quen thuộc “Ô Mê Ly” cùng gương mặt sáng giá trong làng giải trí Huỳnh Lập có thể nói là điểm sáng của chiến dịch lần này. Phần lời được biến tấu vô cùng duyên dáng, lồng ghép tên thương hiệu một cách khéo léo, không quá “phô”. MV “Ô Family” được ra mắt trước ngày gia đình Việt Nam 28/06 10 ngày. Vừa thể hiện rõ thông điệp của chiến dịch truyền thông, vừa kích hoạt cho chuỗi nội dung marketing gắn liền phía sau.IV. Chiến dịch marketing “Share a coke” của Coca Cola
Bối cảnh diễn ra chiến dịch
Coca Cola là một thương hiệu lâu đời, họ đã từng có những chiến dịch vô cùng thành công, tạo được tiếng vang bên cạnh đối thủ “nhiều duyên nợ” Pepsi. Với sự phát triển vượt bậc của MXH, không chỉ giới trẻ mà hầu hết mọi người đều sử dụng mạng xã hội như một công cụ giao tiếp, giải trí hàng ngày. Điều này kéo theo sự thay đổi của truyền thông mà marketing. Trước đây, câu chuyện quảng cáo và tiếp thị chủ yếu là Word of Mouth (truyền miệng) và triển khai các chiến dịch truyền thông trên báo đài, TV,… Tuy nhiên, với sự phát triển chóng mặt của social media, xu hướng social media marketing xuất hiện và phát triển như một sự tất yếu của thị trường. Nắm bắt xu hướng này của thị trường, Coca Cola đã tạo ra một chiến dịch đầy thách thức nhằm chứng minh nhãn hàng có lịch sử lâu đời này vẫn có thể thích ứng tốt với những biến động của thị trường. Vào mùa hè năm 2011, chiến dịch “Share a coke – Cùng chia sẻ Coca” đã được triển khai và gặt hái những thành công vang dội.Mục tiêu chiến dịch marketing của Coca Cola
Mục tiêu của Coca Cola trong chiến dịch marketing lần này như sau:- Đẩy mạnh truyền thông, tăng tương tác cả trên kênh online và offline. Cần nhắm đến đối tượng dưới 24 tuổi phải quan tâm và bàn luận về những lon nước ngọt của Coca Cola. Từ đó thúc đẩy doanh số bán ra trong mùa hè 2011.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu bằng cách khiến các khách hàng chia sẻ những chai Coca và đăng những tấm ảnh về chai Coca trên MXH.