Truyền thông cường điệu: Sự phóng đại hay là thủ pháp tiếp thị?

Từ xưa tới nay, tư tưởng “tốt khoe xấu che” vẫn luôn được sử dụng trong đời sống và cả truyền thông. Đơn giản bởi con người ta luôn yêu cái đẹp nhưng việc cường điệu hóa cái đẹp lên lại không hẳn là một lối đi thực tế. Nếu quảng cáo thiếu đi tính trung thực thì khác nào như con người đang đi lừa gạt nhau. Có lẽ tất cả những gì đẹp đẽ lúc đầu rồi cũng có thể mang lại nỗi thất vọng.

Quảng cáo phóng đại

Đây là một trong những chiến lược marketing nhằm giới thiệu sản phẩm tới khách hàng một cách thu hút. Những sản phẩm tung ra thị trường với những pha quảng cáo rầm rộ trên mọi nền tảng. Từ banner cho tới content fanpage, từ phát thanh cho tới truyền hình đều là môi trường để phát triển truyền thông. Nhưng không biết từ khi nào quảng cáo và trung thực lại được một số người coi là trái ngược nhau. Có phải hiện trạng quảng cáo ngày nay đã quá phóng đại? Liệu những thông tin và công dụng được đưa lên ngoài tầm kiểm soát? Những câu chữ cường điệu như “nhất”, “số 1”, “hoàn toàn” được nhấn mạnh để đưa chất lượng lên tầm cao mới. Những liệu ai sẽ chịu trách nhiệm và chứng minh những điều đó? Chỉ vì những điều kỳ diệu ban đầu mà hủy hoại trải nghiệm người dùng và danh tiếng thương hiệu liệu có đáng?

Ví dụ về quảng cáo cường điệu

Câu chuyện giảm cân muôn thuở

Nghe tới phương thức giảm cân “không nhịn – không mệt”, chẳng chị em nào là không tò mò

Nhưng điều chúng ta cần xem xét ở đây là bảng thành phần. Lời quảng cáo “thần dược” nhưng giá trị sử dụng lại không được chứng minh. Trường hợp này thì bao nhiêu người sẽ bỏ tiền để mua sản phẩm?

Câu chuyện về hộp cafe có giá hơn nửa triệu đồng với liệu trình 1 tháng giảm cân thần tốc không khỏi khiến nhiều người đổ xô săn đón. Hàng loạt bài đăng, phản hồi tích cực cũng như rao bán rầm rộ của nhãn hàng Hoàng gia sản phẩm “hot” lên bất ngờ trái với sự thật đi kèm sibutramine – một thuốc giảm cân đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong tân dược. Theo giám đốc bệnh viện Bạch Mai, chất này bao gồm nhiều độc tính cũng như tác dụng phụ lên tim mạch cũng như biến cố đột quỵ và nhồi máu. Đáng chú ý, đã có nữ bệnh nhân 37 tuổi có cảm giác khó thở, lạnh toát, háo nước và rồi bất tỉnh ở ngày thứ 4 sử dụng. Tác dụng nghe thì “mát tai”, quảng cáo thì lại phủ rộng, chẳng thể tránh được tình trạng “che mắt” người tiêu dùng.

Cái khó đặt ra cho doanh nghiệp là làm thế nào để xây dựng quảng cáo hấp dẫn mà vẫn chân thật.

Lễ hội hoa đằng tử

Lễ hội hoa tử đằng ở Hà Nội: Trưng ảnh hoa thật, treo toàn hoa giả khiến nhiều người thất vọng

Vào năm 2016, Savico Megamall tại Long Biên, Hà Nội có tổ chức lễ hội hoa Fuji Matsuri. Đây vốn là một sự kiện vô cùng hấp dẫn với những người yêu mến văn hóa Nhật Bản. Hình ảnh quảng cáo được đưa ra lung linh với giàn hoa phong phú ở đường hầm 20m. Những cây hoa trổ bông nặng trĩu tím rực tràn ngập lối đi. Bức ảnh quảng cáo không khỏi làm nhiều người ấn tượng và quyết định tham gia trải nghiệm.

Mọi người đặt tên cho sự kiện này như một không gian thiên đường. Thực tế, sự kiện này đã diễn ra khác xa so với gì được quảng cáo rầm rộ. Cấu trúc sơ sài thiếu chuyên nghiệp là thứ người xem cảm nhận được khi tới tận nơi. Dàn hoa không những không dài và trù phú như hình ảnh mà còn lơ thơ với sắc tím nhỏ lẻ. Đồng thời, thiết kế cùng đèn lồng trang trí trở nên vô duyên giữa một rừng hoa thưa thớt. Đồng thời, hoa đằng tử ở đường hầmnày cũng là hoa giả. Sự kiện này đã khiến cho không ít người khó chịu khi cất công đến tận nơi để ngắm nhìn.

Hậu quả của quảng cáo phóng đại

Hệ lụy người tiêu dùng

Quảng cáo phóng đại cũng có thể coi là một hình thức lừa dối có ảnh hưởng xấu tới cộng đồng. Như đã nói về cafe giảm cân, thần dược thì chưa thấy đâu mà đã có người phải nhập viện. Sự sai lệch trong truyền bá thông tin và tác dụng sản phẩm sẽ khiến người xem hiểu lầm và bị “lừa”. Sức khỏe, điều kiện cơ thể của họ là yếu tố đầu tiên bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm ấy. Tiếp theo chính là kinh tế người tiêu dùng cũng sẽ bị bào mòn bởi có những bộ sản phẩm yêu cầu thời gian dài sử dụng. Từ đó đời sống người tiêu dùng cũng gặp khó khăn khi lựa chọn sản phẩm bởi bài toán tâm lý khi mua hàng. 

Phá hủy thương hiệu

Đương nhiên những điều sai trái sẽ phải trả giá. Không đơn giản chỉ dừng lại ở mức nộp phạt, quảng cáo cường điều còn mang lại nhiều hệ lụy khác. Nặng thì các cơ sở kinh doanh sẽ bị tước giấy phép, buộc phải đóng cửa hoạt động và sản xuất. Không những thế, niềm tin từ công chúng cũng sẽ mất sạch bởi văn hóa truyền miệng rất khó để kiểm soát. Những tin tức về nhãn hàng lừa đảo tràn lan sẻ vùi dập nhanh chóng một doanh nghiệp. Giống như cách người dùng từng kêu gọi cộng đồng tẩy chay Vedan dưới tác hại nặng nề tới môi trường của nhãn hàng này.

Người tiêu dùng hiện đại là người tiêu dùng thông minh. Họ luôn cảnh giác với những gì xảy ra trong từng khâu chọn lựa. Xây dựng một thương hiệu không chỉ là bài toán ngày một ngày hai. Nó kéo dài hàng năm qua từng nhất động của doanh nghiệp bạn. Đừng để mọi công sức đổ sông đổ bể khi quảng cáo phóng đại phá hủy hết tất cả. Hãy xây dựng một chiến dịch truyền thông phù hợp nhất với nhãn hàng của bạn!